Trong công văn vừa gửi các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường việc thanh tra, kiểm tra về y tế trong các dịp lễ, Tết đầu năm 2021, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc nhập khẩu những thực phẩm có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Theo Bộ Y tế, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2021 đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm và nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế sẽ tăng cao. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ các nước vào Việt Nam còn rất lớn.
Song, ở một số đơn vị, địa phương đã xuất hiện tình trạng chủ quan, không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh và nhu cầu tăng cao của thị trường để thực hiện hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ; vi phạm quy định về khám chữa bệnh…
Trước những thực tế như vậy, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về y tế, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết và mùa lễ hội.
Đặc biệt là những thực phẩm nhập khẩu có nguy cơ lây nhiễm Covid-19; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng thuốc, hóa chất, thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch; các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là cơ sở thẩm mỹ hành nghề quá phạm vi cho phép.
Cùng với việc thanh tra, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương kết hợp làm tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động về phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid- 19 và Bộ Y tế.
Trong đó, chú trọng phát hiện các trường hợp không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực, không kịp thời; trốn tránh, không chấp hành biện pháp cách ly y tế theo hướng dẫn của ngành Y tế; các cơ sở y tế không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch và kiểm soát lây nhiễm; không đeo khẩu trang nơi tập trung đông người…
Trường hợp phát hiện vi phạm, Bộ Y tế yêu cầu cầu xử ý nghiêm theo quy định tại Nghị định số 117 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 98 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 115 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm…
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị nếu phát hiện có dấu hiệu của tội phạm hình sự, đề nghị chuyển ngay hồ sơ vụ việc vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định. Đồng thời, công bố rộng rãi các trường hợp vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho cộng đồng.
(Theo: vneconomy.vn)
Tin cùng chuyên mục:
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẠM HOÀNG SAN VỚI ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ
PHÁT HIỆN MỚI TƯ LIỆU BẢN ĐỒ CỔ VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
BIA MẠC
TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI – VỊ QUAN LIÊM KHIẾT, THẲNG THẮN
HOÀNG GIÁP THƯỢNG THƯ BỘ LẠI LAN XUYÊN BÁ PHAN ĐÌNH TÁ
Lộc Hà (Hà Tĩnh) đón nhận bằng di tích quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển
Tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm
VỀ BÀI THƠ NÔM SỐ 79 CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT CUỐN SÁCH CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI VIẾT VỀ NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ CỦA NHÀ MẠC TRÊN VÙNG ĐẤT CAO BẰNG VÀ TRUNG QUỐC
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Vương Triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam
SỬ LIỆU TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM THỜI NHÀ MẠC
Đền An Mạ- điểm du lịch tâm linh trên hồ Ba Bể
ĐÔI ĐIỀU GÓP Ý VIỆC VIẾT VỀ NHÀ MẠC TRONG ĐỊA CHÍ THÁI BÌNH
TỌA ĐÀM KHOA HỌC: TƯƠNG QUAN TAM GIÁO PHẬT – NHO – ĐẠO THỜI MẠC
Hồ Chí Minh với Lê Hồng Sơn
Ý KIẾN CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ VƯƠNG TRIỀU MẠC