• Trang chủ
  • Tin tức dòng họ
  • Phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh – Phó Chủ tịch

                                              Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

Đặt vấn đề:

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ba công cụ là kinh tết, pháp luật và đạo đức văn hóa gắn bó chặt chẽ với nhau trong việc điều chỉnh hành vi của con người với thiên nhiên. Văn hóa sinh thái là những giá trị xã hội của con người tạo nền để phục vụ cho sự tiến bộ thịnh vượng xã hội trong đó thể hiện thái độ đối xử lối sống hòa điều với thiên nhiên tạo ra môi trường sống phù hợp đáp ứng nhu cầu sống lành mạnh để phát triển. Nhiều học giả trên thế giới nhận định văn hóa của người Việt là có lối sống hòa điều với tự nhiên, hài hòa với môi trường trong ứng xử thích nghi – sùng bái tự nhiên như “Thờ Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước, Thờ Mặt trời, thờ Thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Lửa, thần Chớp, thần Lửa.

( Ảnh minh họa. Nguồi: Internet)

Có thể nói truyền thống sống hài hòa với thiên nhiên xuất phát từ một cuộc sống dựa vào tự nhiên – Mưu sinh mà không ảnh hưởng đến vạn vật, bảo tồn vạn vật để mưu sinh là các tập tục tập quán của cộng đồng trong mối quan hệ với thiên nhiên cần được nghiên cứu chắt lọc để phát huy trong thời đại mà nền kinh tế thị trường diễn ra sôi động khắp mọi nơi như hiện nay.

Thực tế trong 75 năm cách mạng thành công cho thấy, dẫu rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam có không ít quy định về luật pháp và tổ chức các cơ quan thực thi bảo vệ môi trường, bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên và đã ban hành hàng loạt những quy chế, quy định liên quan tới bảo vệ môi trường, triển khai nhiều đề tài cấp nhà nước về nội dung này; song tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước vẫn còn là vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển kinh tế và sức khỏe của cộng đồng.

Theo tôi, những nguyên nhân: do áp lực dân số, do nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên tăng lên và cũng do nhận thức của bộ phận trong cộng đồng thấp do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh… mà nhiều chuyên gia đã nêu ra đều không sai. Và chúng ta còn phải tốn thêm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để đi tới hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống quản lý hoàn chỉnh cũng như sự thống nhất về quan điểm bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Nhưng điều cốt lõi lúc này cũng không kém phần quan trọng nằm ở trong một quan điểm, mà Bác Hồ đã đưa ra “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Vì thế, việc phát huy tối đa nguồn lực và sức mạnh tổng hợp trong đó có bản sắc văn hóa của các tầng lớp trong xã hội. Vào sự nghiệp bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng sẽ là hướng đi đúng, hiệu quả bởi vì văn hóa của người Việt là văn hóa biết tôn trọng lịch sử, biết quý trọng nâng niu cái đẹp trong cảnh quan thiên nhiên từ đó biết chắt lọc các tri thức hay để bảo vệ môi trường.

Thành tựu và bất cập trong công tác quản lý – bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

– Trước hết chúng ta ý thức rằng việc phát triển kinh tế không phải là điều tất yếu gây ra hủy hoại môi trường, bất kỳ một quốc gia nào cũng cần phải phát triển kinh tế là điều bức thiết, là sự sống còn là sự phồn vinh hạnh phúc của cộng đồng, là qui luật tiến hóa của xã hội loài người, nguyên nhân hủy hoại gây ô nhiễm môi trường không phải là do phát triển kinh tế mà chính là do sự nhận thức của một bộ phận trong cộng đồng còn thấp, một số các cơ sở sản xuất trong công nghiệp, trong nông nghiệp, thậm chí trong văn hóa tâm linh, trong tổ chức kinh doanh du lịch… Còn chạy theo lợi nhuận là trên hết, chưa thượng tôn pháp luật hiện hành. Cùng với đó chưa có cơ chế, luật pháp đủ mạnh để đủ sức răn đe ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm môi trường, các giải pháp nhằm thực thi, giám sát, quản lý bảo vệ môi trường ở thành thị và nông thôn còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp đã gây ra sự bức xúc trong bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng không những cho nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng.

( Ảnh minh họa. Nguồi: Internet)

Rõ ràng công việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có được trong lành xanh, sạch, đẹp hay không thì bên cạnh các đường lối, chủ trương, phương thức quản lý của nhà nước từ Trung ương đến địa phương thì vai trò và nghĩa vụ của cộng đồng 54 các dân tộc anh em sống trên lãnh thổ nghìn năm văn hiến là vô cùng quan trọng nói một khác có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp BVMT.

Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam với 54 cộng đồng của dân tộc anh em cùng chung sống trong một môi trường do thiên nhiên ban tặng mỗi một dân tộc trong quá trình lao động phát triển đã sản sinh ra một sắc thái văn hóa tốt đẹp trong việc biết gìn giữ bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường khỏe mạnh phục vụ cho cuộc sống an bình trong tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử.

Thực vậy, cộng đồng người Việt bất kỳ ở đâu đều có khả năng, tìm tòi sáng tạo nhiều loại hình văn hóa thích hợp phục vụ cho cuộc sống để tồn tại và phát triển. Không kể là dân tộc kinh, dân tộc ít người sống ở mọi nơi đều có các bộ luật tục quy định ngặt nghèo, hành vi của con người đối với thiên nhiên, đối với môi trường, đối với nơi sinh cư bằng các quy ước, hương ước buôn, làng dòng họ rất chặt chẽ đã góp phần tích cực, hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn các nguồn tài nguyên trên rừng, dưới biển trải qua quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển.

( Ảnh minh họa. Nguồi: Internet)

– Xin nêu một vài ví dụ: Dân tộc Ê dê – M.Nông trên dãy Trường Sơn có quy ước rất đỗi văn hóa đạo đức như dân làng không được mang củi cháy vào rừng, ai có con phải dạy con, ai có cháu phải dạy cháu, không được cầm theo những đầu cây cháy vào rừng có thể làm cháy hủy diệt cả rừng không còn nơi để ẩn náu, không còn nước để uống. Đi trong rừng thấy cây thẳng không được chặt, thấy cây to không được hạ, rừng già không được phát rẫy, rừng có cây to không được làm nương. Mất rừng con nai, con chồn, con nhím không còn chỗ để trú, không còn nơi để kiếm ăn. Con người cũng không còn rừng để sống…

– Cây rừng đã có từ thời xưa, của ông bà để lại, bảo vệ cây rừng là bảo vệ làng, buôn, bảo vệ cây rừng là bảo vệ rẫy nương, bảo vệ cây rừng là bảo vệ đất, nước, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Con người để cháy rừng, chặt phá rừng, con người diệt hết muông thú, tội ấy đáng phải xử, mất cây rừng sẽ gây hạn hán, mất cây rừng sẽ gây ra lũ lụt… hoặc có lời khuyên với dân làng như:

Suối nuôi cá là của chung mọi nhà

Cá dưới suối ai xúc cũng được

Bắt cá lớn phải chừa cá con

Bắt con ếch phải chừa con mẹ

Chặt cây tre phải để lại cây con

Đốt tổ ong phải chừa ong chúa…

Thật là những lời khuyên bảo dặn dò chất phác nhưng đầy tính nhân văn, tính văn hóa đạo đức của con người đối với viên bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong thiên nhiên, nhân dân sống ở vùng rừng núi huyện Tây Giang (Quảng Nam) dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ thường lấy tên các loài cây, các loài động vật đặt tên cho con, cháu trong dòng họ như: họ A ta; A ghiêng; họ Bh’rao, Bh’nươch; họ Ra pát; họ Arai (tên loài gấu) họ Arất (Kỳ nhông) họ Avô (con Vượn) họ Ta vương (con Sóc) họ K’dăh (Chim K’ dâh)v.v… (BH’ Riu Liếc – Tiếng Cơ Tu – NXB Hội nhà văn 2017). Sở dĩ dân tộc Cơ tu lấy tên một số cây, động vật đặt tên cho dòng tộc là nói lên tâm khảm từ đáy lòng của đồng bào dân tộc nơi đây biết yêu rừng núi, cây cối, động vật. Họ coi môi trường rừng, môi trường nước là cội nguồn cuộc sống sống hiện tại và tương lai, họ thờ thần rừng, thần nước, thần mưa, thần lúa, họ cho rằng cuộc sống của con người bất kỳ ai đều phải phụ thuộc vào môi trường khỏe mạnh, vào đa dạng sinh học. họ yêu quý và bảo vệ cây cổ thụ trong tự nhiên như bảo vệ dòng họ của mình như bảo vệ rừng pơ mu (Fokiema hodginsii) hàng nghìn, nghìn cây có tuổi từ 200 năm đến hàng ngàn năm tuổi. Họ coi đây là tài sản quý báu của cộng đồng, của đất nước, cần được bảo tồn cho con cháu mai sau, để nhắc nhở mọi người phải biết ơn, biết tri ân những gì ông cha chúng ta đã có công chăm sóc bảo vệ, bằng việc làm rất có ý nghĩa. Cộng đồng đã đề nghị Hội BVTN & MT Việt Nam xác nhận đủ tiêu chí để rừng cây Pơ mu của cộng đồng đã được gắn bia là rừng cây Di sản Việt Nam trong năm 2016 và họ quyết tâm bảo vệ để đến nay trở thành địa điểm thu hút khách du lịch gần xa.

Hiện nay tình trạng đô thị hóa nhanh, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng… bởi vậy chúng ta thường nói “Hãy bảo vệ cho môi trường xanh, sạch, đẹp” ở mọi nơi. Thực ra nhà thơ Nguyễn Bính đã nhắc nhở đề cập sự kiện này từ những thập kỷ 50 của thế kỷ XX.

Mùa xuân là cả một màu xanh

Giời ở trên cao, lá ở cành

(Xuân năm 1937)

hay là           Xanh cây xanh cỏ, xanh đồi

Xanh rừng xanh núi, da trời cũng xanh.

(Xuân 1951)

Ngay từ những thập kỷ năm 40 của thế kỷ XX (1941) nhà thơ Nguyễn Bính đã có cái nhìn của sự ô nhiễm môi trường bụi, đất, cát.. trong các đô thị ông đã có câu thơ than thở như:

– Kinh đô cát bụi bay nhiều

Tìm đâu lấy được một người yêu hoa

hay là có câu:

Giữa nơi thành thị gió mưa phai

Kinh kỳ bụi quá, xuân không đến

(Sao chẳng về đây – 1944)

Đối với các loài động vật hoang dã ở Việt Nam từ ngàn xưa con người ít săn bắn nên xung quanh vườn nhà, chùa chiền, làng xóm, đô thị đâu đâu cũng nghe tiếng chim hót ríu rít vui tai, thấy cảnh chim bay lượn trong vườn ngoài ngõ nhộn nhịp khắp đó đây để mô tả sự phong phú của thế giới hoang dã nhà thơ Nguyễn Bính đã viết:

– Đỏ có chào mào, đen sáo sậu

To thì kà kiểu, bé vành khuyên…

Qua đó ta thấy Nguyễn Bính nhà thơ của khoa học sinh thái – hình dung mô tả cái cảnh môi trường tự nhiên với thế giới sinh vật thật chất phác, mộc mạc nhưng rất sâu sắc trong mối tương tác – vì vậy các nhà thơ cũng đã nói lên tiếng nói từ tâm hồn mình đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên ĐDSH ở nước ta ngay từ những năm ấy. Thật đáng trân trọng và tiếp nối cái đẹp của các nhà thơ, nhà văn yêu đất nước, yêu thiên nhiên Việt Nam. Các nhà thơ trẻ sau này như Hữu Loan, Bùi Công Bính… với cảm xúc vẻ đẹp của thiên nhiên, khi tiếp xúc với các loài hoa, ca tụng các loài hoa muôn màu muôn sắc trong thiên nhiên nhà thơ đã viết:

– Chiều hành quân qua những đồi sim

Những đồi sim dài trong chiều không hết

hoặc nhà thơ Chế Lan Viên có câu:

– “Tháng ba nở trắng hoa xoan

Sáng ra mặt đất lan tràn mùi hương

Không em anh chẳng ra vườn

Sợ mùi hương, sợ mùi hương nhắc mình”

– Hoặc hoa Bìm bìm của Phạm Đình Ân

“Bìm quen nở tím đường qua ngõ

Hoa cũng ham chơi suốt bốn mùa

Anh sang hai lén bông chưa nở

Em còn trẻ quá, biết hay chưa!

Hoặc mấy dòng tâm sự của Nguyễn Ngọc Sinh Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam về bảo vệ môi trường “Môi trường – Tự sự”:

Thầy dạy khen chê do Người!

Được thua số phận do trời phán ra

Đúng sai định đoạt do ta

Môi trường sạch bẩn thưa là do ai?

Hoặc sợ xa cây.

Anh ơi chặt đến bao giờ!

Nào ai biết được phải chờ hỡi cưng

Họ bảo họ rất đau lòng

Cũng đành vì trục giao thông đang cần

Thảo nào rừng đã mất dần

Sông hồ ngăn lấp biển gần lấn ra

Hôm nay quy hoạch là ta

Đến mai chặt phá cũng là mình sao

Xin đừng suy luận tào lao

Nhà cao đường thoáng thế nào chẳng thơm

Chỉ mong chút xíu tâm hồn

Sót vài cổ thụ để còn cho thơ…

Qua một vài ví dụ minh chứng các mối quan hệ giữa con người và môi trường luôn luôn gắn bó gần gũi hàng ngày trong cuộc sống – trong văn hóa đạo đức ứng xử bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên của cộng đồng người Việt. Chính vì vậy trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà con người là ở vị trí trung tâm như bài phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị – Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam bà Nguyễn Thị Kim Ngân tại hội nghị Nghị viện các nước Đông Nam Á tháng 9 năm 2020 với cương vị là năm Việt Nam giữ trọng trách Chủ tịch ASEAN (2020) với thông điệp: Mọi sự phát triển đều lấy con người làm trung tâm. Rõ ràng việc cần tuyên truyền và phát huy các bản sắc văn hóa tốt đẹp để bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững là phải tiến hành thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhằm thực hiện mục tiêu cao cả ấy tác giả kỳ vọng và đầy niềm tin cộng đồng người Việt dù bất cứ nơi đâu hãy luôn luôn giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp trong sự nghiệp Bảo vệ môi trường trong lành cho cuộc sống ngày nay và cho các thế hệ mai sau. Hãy cùng nhau thực hiện nghiêm túc với ý thức trách nhiệm cao của mỗi một công dân của mỗi một cộng đồng về  các đường lối chủ trương của Ban chấp hành TW, Đảng CSVN, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong sự nghiệp BVMT và cũng luôn luôn tin tưởng vào bản lĩnh chính trị vững vàng của các phóng viên, biên tập viên, các nhà báo của đại gia đình báo chí cách mạng Việt Nam, trong đó có các nhà báo, PV, BTV của Tạp chí môi trường và sức khỏe dưới sự lãnh đạo điều hành sáng tạo, năng động, đổi mới của tập thể lãnh đạo ban biên tập đứng đầu là Cựu chiến binh, Nhà báo Đại tá Tiến sĩ Võ Tĩnh – người con của quê hương Xô Viết – Nghệ Tĩnh anh hùng, luôn luôn suy nghĩ cống hiến cho sự nghiệp BVMT – Bảo vệ sức khỏe vì hạnh phúc của con người.

Xin trân trọng kính chúc quý vị, kính chúc hội thảo khoa học – Cộng đồng chung tay BVMT vì phát triển bền vững – thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn quý vị!

Tin cùng chuyên mục:

BIA MẠC
12 Tháng Ba, 2024