Hòa vào dòng chảy tín ngưỡng của văn hóa Việt Nam, từ hàng nghìn năm trước một tín ngưỡng rất thuẩn Việt xuất hiện, được đón nhận và vào thế kỉ thứ 16 đã đi sâu vào đời sống của nhân dân, làm nên một nét tâm linh rất riêng để đóng góp chung vào sự đa dạng về tín ngưỡng trong đời sống, đó là Tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng Thờ Mẫu, đó chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh những và thờ phụng những vị thần Nữ, là những vị thánh, những nhân vật huyền thoại, có công với đất nước, với nhân dân và có quyền năng trong các điện thờ. Sức mạnh của tín ngưỡng thờ Mẫu là đáp ững nhu cầu về tâm linh của những con người Việt Nam, để tạo được niềm tin mãnh liệt cho mong ước chính đáng từ hàng ngàn đời nay: cầu sức khỏe, cầu tài, cầu lộc, cầu mưa thuận gió hòa, cầu những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống hàng ngày. Vinh dự thay, tín ngưỡng Thờ Mẫu thuần Việt này đã được chính Ủy ban liên chính phủ Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận “Thực Hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của Việt Nam” là di sản Văn Hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 01.12.2016.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Hầu như mọi tôn giáo lớn đều được du nhập từ bên ngoài vào chỉ riêng tục thờ Mẫu, được coi là một trục chính của tín ngưỡng dân gian đã tồn tại suốt cả mấy nghìn năm và góp phần bảo vệ một bản sắc văn hóa dân tộc muôn đời. Vượt qua giai đoạn nguyên thủy lúc người Việt còn thờ các lực lượng tự nhiên cho đến giai đoạn thờ thần linh nhân dạng thì ngay từ đầu đã ra đời một đối tượng thờ đáng quan tâm nhất là bà mẹ quyền năng. Khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên thì các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm Thánh Mẫu, Nữ Thánh. Theo thời gian khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm cả các nữ anh hùng trong dân gian với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.
Phải khẳng định rằng, tín ngưỡng Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian rất riêng của người Việt , có lịch sử hình thành không bị ảnh hưởng của bất kì nền văn hóa ngoài và mang một nét rất riêng biệt. Từ sinh hoạt văn hóa tâm linh này, đức tin trong từng con người tạo ra, lan tỏa sự tin tưởng trong cuộc sống, tạo được sự “an dân” và rộng hơn tao được sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em, để rồi trải qua hàng nghìn năm, đến nay tín ngưỡng này tiếp tục phát huy được vai trò của mình, tạo ra một nét văn hóa rất đáng trân trọng trong sự đa dạng văn hóa tín ngưỡng người Việt.
Thầy Nguyễn Đức Bình – người giữ gìn nhạc cụ truyền thống dân tộc
Trong thời đại 4.0, Việt Nam đang bị cuốn rất nhanh vào cuộc cách mạng kĩ thuật số của thế giới, những bản sắc của văn hóa đang nguy cơ bị mai một, giới trẻ đang hình thành một xu hướng hòa tan và tập trung phần nhiều vào sự “tiến tiến” và rằng có thể những Văn hóa tâm linh, những tín ngưỡng của cha ông để lại có thể sẽ thất truyền, và nguy cơ sẽ dần ít đi những người tiếp nối dòng chảy của văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam.
NGƯỜI “GIỮ LỬA” TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
Với những lo âu và trăn trở trên, rất tình cờ chúng tôi có duyên được tiếp xúc với thầy Nguyễn Đức Bình, một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thủ đô và hiện đang sinh sống tại thành phố Vinh. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống 7 đời làm nghề “con nhang, hầu cửa tam phủ” thầy là đời thứ 7 để tiếp nối “nghề “ của cha ông để lại. Cũng là cơ duyên, với một chất giọng trong trẻo và sâu lắng, sau khi tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Hà Nội, về công tác tại Nghệ An, thầy là một giọng ca chính của đoàn cải lương Bông Sen Trắng, thành thạo 8 nhạc cụ dân tộc, tham dự các liên hoan tiếng hát khắp cả nước, thầy đã truyền cảm ứng tình yêu quê hương, dân tộc đến những người dân trên khắp cả nước cũng như kiều bào, những người con xa tổ quốc. như một “mệnh lệnh”của cha ông và cái “Nghiệp vận vào thân”, thầy Bình lại tiếp nối truyền thống dòng họ và kể từ năm 2000 thầy đã dùng Tâm sáng để thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu và thờ cúng dân gian. Trải qua gần 20 năm trong thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu và thờ cúng, thầy đã đóng góp thực sự hiệu quả cho việc gìn giữ và tiếp nối văn hóa tín ngưỡng này, hiện thầy đã mở Điện Kim Quang tại xóm 15 xã Nghi Kim thành phố Vinh, công đức xây dựng tôn tạo Chùa Manh tại xóm 9 xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.Với ước muốn là chốn thanh tịnh bảo tồn gìn giữ và giao lưu các tín ngưỡng dân gian. Với tâm huyết của một người tiếp nối dòng chảy tín ngưỡng từ thế hệ này đến thế hệ khác, hàng vạn người đã được thầy truyền tải để hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu, có được đức tin, hướng từng con người, từng gia đình vào tâm, thiện để cuối cùng có được sự an trong cuộc sống hàng ngày, đoàn kết giữa các dòng họ, xây dựng các gia đình văn hóa chuẩn mực, nuôi dạy con cháu hướng về tổ tiên giống nòi “Uống nước nhớ nguồn” với tâm sáng của một người trong nghề, không những người Việt trong nước được truyền tải đức tin thờ Mẫu mà những người con xa quê tận trời Âu cũng được thầy sang để kết nối và gìn giữ nét riêng Thờ Mẫu, kết nối những đức tin để cảm nhân được văn hóa tâm linh đang hiện diện khắp nơi trên thế giới.
Thầy Nguyễn Đức Bình bên điện Kim Quang, xóm 15 xã Nghi Kim, Nghi Lộc, Nghệ An
Phải thấy rằng, những con người như thầy Bình đang gìn giữ và truyền tải Nghi lễ Thờ mẫu cũng là một căn duyên, với “Sứ mệnh” căn duyên đó, trong suốt 20 năm qua, thầy cũng đã nghiên cứu hàng trăm cuốn sách như Tử vi khảo luận, Cam chi Thông luận, Nghi thức Hầu đồng…để có được sự công nhận của nghề và sự tin tưởng của người dân đòi hỏi ngoài kinh nghiệm chưa đủ còn hội tụ mọi kiến thức về tập tục văn hóa xưa, cái tâm đức của nghề, còn phải có sức khỏe thể chất, tinh thần và niềm tin Chân Thiện Mỹ của bản thân mới tạo nên một Pháp sư Nguyễn Đức Bình có uy tín với nghề và với cái tâm gìn giữ, bảo tồn và phát triển Đạo Mẫu thầy đã truyền lửa nghề lại cho các đệ tử như: Nhạc sĩ Nguyễn Đình Đắc, Phó Giám đốc đoàn dân ca Nghệ An, Trần Văn Ninh và chính người vợ của mình.
Tại Nghệ An, thầy Bình đang là một trong những người kinh thông về các Nghi lễ, Soi bóng chiếu dương, kinh thông kinh dịch và tập tục các văn hóa xưa của cha ông truyền lại, qua đó đã giúp đỡ nhân dân trong tỉnh cũng như trong cả nước về Lễ An táng, Hiếu Hỷ, Cầu An cầu tài. Các Nghi lễ như An Vị hô thần nhập tượng, lễ nhập trạch, khởi công, Trấn trạch…, năm 2008 thầy được sở Văn Hóa tỉnh Nghệ An mời làm Giảng viên cho khóa tập huấn về chủ đề “Việc lễ tang” trên địa bàn tỉnh Nghệ An để truyền tải – đồng nhất các phong tục cha ông cũng như tạo niềm tin cho những người tham dự. Theo thầy Bình, tín ngưỡng Thờ Mẫu là nét đẹp tâm linh có từ ngàn đời xưa, nét đẹp này là văn hóa của người Việt – hoàn toàn không phải là mê tín – vì thế việc bảo tồn là cấp thiết, không để một số người lợi dụng tín ngưỡng văn hóa tâm linh để trục lợi làm xói mòn niềm tin vào công đức cha ông, những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm qua. Và quả thực, khi tiếp xúc, trò chuyện và chứng kiến thầy Bình hành lễ tín ngưỡng Thờ mẫu, chúng tôi mới thấy được cái tâm của người làm nghề và hơn hết rất cần có những người như thầy Bình để tiếp nối dòng chảy văn hóa tâm linh người Việt để văn hóa tâm linh cũng như văn hóa nhớ ơn những người sinh thành, đi trước của người Việt được tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác, gián tiếp là bảo tồn và xây dựng một di sản khá riêng của người Việt Nam và của nhân loại.
Cùng với đảng và nhà nước chung tay kiến thiết, xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi công dân đều có trách nhiệm chung tay thì bảo tồn và gìn giữ và phát triển các bản sắc văn hóa, tập tục của dân tộc nói chung, trong đó phát triển bảo tồn văn hóa phi vật thể Đạo Mẫu nói riêng để mỗi người dân Việt Nam trong nước cũng như kiều bào nước ngoài, các người con dân Việt đi xa tổ quốc cũng luôn hướng về tổ quốc qua những dòng chảy nền văn hóa của tổ tiên dân tộc, qua đó để kết nối lòng yêu nước thương nòi, đoàn kết một lòng xây dựng, bảo vệ đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển./.
An Hải – Phúc Hưng
(Nguồn Tạp chí Môi trường và Sức khỏe)
Tin cùng chuyên mục:
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẠM HOÀNG SAN VỚI ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ
PHÁT HIỆN MỚI TƯ LIỆU BẢN ĐỒ CỔ VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
BIA MẠC
TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI – VỊ QUAN LIÊM KHIẾT, THẲNG THẮN
HOÀNG GIÁP THƯỢNG THƯ BỘ LẠI LAN XUYÊN BÁ PHAN ĐÌNH TÁ
Lộc Hà (Hà Tĩnh) đón nhận bằng di tích quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển
Tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm
VỀ BÀI THƠ NÔM SỐ 79 CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT CUỐN SÁCH CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI VIẾT VỀ NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ CỦA NHÀ MẠC TRÊN VÙNG ĐẤT CAO BẰNG VÀ TRUNG QUỐC
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Vương Triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam
SỬ LIỆU TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM THỜI NHÀ MẠC
Đền An Mạ- điểm du lịch tâm linh trên hồ Ba Bể
ĐÔI ĐIỀU GÓP Ý VIỆC VIẾT VỀ NHÀ MẠC TRONG ĐỊA CHÍ THÁI BÌNH
TỌA ĐÀM KHOA HỌC: TƯƠNG QUAN TAM GIÁO PHẬT – NHO – ĐẠO THỜI MẠC
Hồ Chí Minh với Lê Hồng Sơn
Ý KIẾN CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ VƯƠNG TRIỀU MẠC