Đến với du lịch hồ Ba Bể, ngoài việc đắm mình, thưởng ngoạn vẻ đẹp nên thơ của các hang động, các điểm vòng quanh hồ thì du khách còn được vãn cảnh đền An Mạ- điểm đến tâm linh tọa lạc trên đảo An Mã giữa hồ, để cầu may mắn và bình an.
Đến với du lịch hồ Ba Bể, ngoài việc đắm mình, thưởng ngoạn vẻ đẹp nên thơ của các hang động, các điểm vòng quanh hồ thì du khách còn được vãn cảnh đền An Mạ- điểm đến tâm linh tọa lạc trên đảo An Mã giữa hồ, để cầu may mắn và bình an.
An Mã là một hòn đảo đá vôi, nằm ở vị trí bể hai (Pé Lù), cao khoảng 30m so với mực nước hồ. Đảo có hình dáng như hình con ngựa đang lội nước, khum hình mai rùa, khắp đảo phủ xanh cây cối, là điểm thuận tiện để quan sát cảnh quan vùng hồ. Trên đảo có ngôi đền An Mạ, thờ Phật, Mẫu Thượng Ngàn, Chúa Sơn Trang, Đức Thánh Trần… Đây vốn là ngôi đền cổ được trùng tu xây dựng lại vào năm 2007, có chiều dài 9m, rộng 6m, vật liệu làm bằng gỗ, lợp ngói vẩy.
Đền An Mạ có ý nghĩa linh thiêng, gắn với sự tích Hồ Ba Bể. Chuyện kể rằng ngày xưa cả vùng Hồ Ba Bể ngày nay là một vùng đất đai trù phú, cây cối tốt tươi. Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ xuống ầm ầm, mặt đất nứt nẻ, cả vùng thung lũng Ba Bể sụt xuống trở thành biển nước mênh mông… Duy chỉ có nhà bà lão sống hiền lành, đức độ thoát nạn vì được thần linh mách bảo trước về trận hồng Thủy sẽ xảy ra. Theo lời bà tiên dặn, bà tập hợp trai tráng trong làng đi về phương Bắc để tìm vùng đất mới. Đoàn người đi mãi không về. Bà chờ mãi, đến khi toàn thân biến thành đá đứng giữa biển trời Ba Bể. Nơi hòn đảo còn sót lại người ta gọi nơi đó là “Pò Giả Mải’ tức là đảo “Bà Góa” ngày nay.
Nhờ ơn Bà Góa sống hiền lành, đức độ, được thần tiên mách bảo “Trận Hồng Thủy sẽ xảy ra” để cứu vớt dân làng, cư dân địa phương đã lập đền thờ ở hòn đảo lớn nhất ở giữa hồ Ba Bể. Hằng năm, cứ vào ngày 10 đến 12 tháng giêng âm lịch, dân làng lại tổ chức Hội Lồng Tồng, đến lễ đền để cầu an, cầu phúc.
Đối với người dân địa phương, đền An Mạ còn gắn với một sự kiện khác. Tương truyền rằng đền là nơi thờ các vị trung thần nhà Mạc trong cuộc chiến tranh chống phong kiến Lê Mạc, sau khi thua trận đã chạy đến động Puông rồi tuẫn tiết tại đó. Để tưởng nhớ các vị trung thần, người dân nơi đây đã dựng đền thờ họ Mạc, song sợ bị các quan quân nhà Lê trả thù nên đổi tên thành đền thờ họ Ma.
Hội đền An Mạ được tổ chức vào ngày 6 tháng hai âm lịch hàng năm. Du khách đến đây, ngoài ý nghĩa tâm linh còn được thưởng ngoạn nhiều loại phong lan quý, quanh năm hoa nở; ngắm cảnh hồ xanh biếc giữa không khí trong lành, yên bình, xua đi bao mệt mỏi, vướng bận của cuộc sống./.
Hà Nhung
Tin cùng chuyên mục:
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẠM HOÀNG SAN VỚI ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ
PHÁT HIỆN MỚI TƯ LIỆU BẢN ĐỒ CỔ VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
BIA MẠC
TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI – VỊ QUAN LIÊM KHIẾT, THẲNG THẮN
HOÀNG GIÁP THƯỢNG THƯ BỘ LẠI LAN XUYÊN BÁ PHAN ĐÌNH TÁ
Lộc Hà (Hà Tĩnh) đón nhận bằng di tích quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển
Tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm
VỀ BÀI THƠ NÔM SỐ 79 CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT CUỐN SÁCH CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI VIẾT VỀ NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ CỦA NHÀ MẠC TRÊN VÙNG ĐẤT CAO BẰNG VÀ TRUNG QUỐC
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Vương Triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam
SỬ LIỆU TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM THỜI NHÀ MẠC
Đền An Mạ- điểm du lịch tâm linh trên hồ Ba Bể
ĐÔI ĐIỀU GÓP Ý VIỆC VIẾT VỀ NHÀ MẠC TRONG ĐỊA CHÍ THÁI BÌNH
TỌA ĐÀM KHOA HỌC: TƯƠNG QUAN TAM GIÁO PHẬT – NHO – ĐẠO THỜI MẠC
Hồ Chí Minh với Lê Hồng Sơn
Ý KIẾN CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ VƯƠNG TRIỀU MẠC