Bộ tem “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt – Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại” được phát hành nhằm góp phần lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt.

Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt – Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại” gồm 3 mẫu (khuôn khổ 43 x 32mm) và 1 blốc (150 x 90mm), với giá mặt lần lượt là 4.000 đồng, 4.000 đồng, 15.000 đồng và 15.000 đồng, do họa sỹ Nguyễn Du (thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế.
Bộ tem được thiết kế theo phong cách đồ họa mang đậm mầu sắc dân gian với các nội dung cô đọng, đại diện tiêu biểu của Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Mầu sắc thiên về 3 gam mầu chính gồm sắc đỏ, xanh, trắng lần lượt tượng trưng cho miền Trời (Thiên phủ), miền Rừng (Nhạc phủ), miền Nước (Thoải phủ). Không gian tín ngưỡng tôn giáo đậm chất trên từng mẫu tem và Blốc của bộ tem.
Trong đó, mẫu tem thứ nhất thể hiện không gian ước lệ của Ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu gồm 3 ngôi của 3 vị Thánh Mẫu: Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ.

Mẫu tem thứ hai thể hiện nghi thức Hầu bóng, một nghi thức quan trọng, không thể thiếu trong các nghi lễ Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu, được thực hiện với ước muốn con người có thể giao tiếp được với các đấng thần linh để gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng của mình thông qua các Thanh đồng – người đóng vai trò trung gian giữa con người và thần linh.
Mẫu tem thứ ba thể hiện Đại lễ kiều thỉnh Ngũ vị Vương quan, một nghi lễ đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt, được thực hành trong không khí trang nghiêm và đầy đủ nghi thiết, tái hiện lại hình ảnh các vị anh hùng dân tộc được thánh hóa, mang đầy ý nghĩa tâm linh và nhân văn sâu sắc.
Mẫu blốc thể hiện màn Rước kiệu Tam thánh Mẫu với hình kiệu rước 3 sắc mầu điển hình, được sắp xếp thành hàng hướng về Phủ chính. Không gian lễ hội Rước Mẫu được tái hiện với nhiều đoàn rước, đây là một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu của đạo Mẫu.
Bộ tem được cung ứng trên mạng lưới Bưu chính từ ngày 06/12/2020 đến ngày 30/06/2022.
Tin cùng chuyên mục:
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẠM HOÀNG SAN VỚI ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ
PHÁT HIỆN MỚI TƯ LIỆU BẢN ĐỒ CỔ VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
BIA MẠC
TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI – VỊ QUAN LIÊM KHIẾT, THẲNG THẮN
HOÀNG GIÁP THƯỢNG THƯ BỘ LẠI LAN XUYÊN BÁ PHAN ĐÌNH TÁ
Lộc Hà (Hà Tĩnh) đón nhận bằng di tích quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển
Tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm
VỀ BÀI THƠ NÔM SỐ 79 CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT CUỐN SÁCH CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI VIẾT VỀ NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ CỦA NHÀ MẠC TRÊN VÙNG ĐẤT CAO BẰNG VÀ TRUNG QUỐC
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Vương Triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam
SỬ LIỆU TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM THỜI NHÀ MẠC
Đền An Mạ- điểm du lịch tâm linh trên hồ Ba Bể
ĐÔI ĐIỀU GÓP Ý VIỆC VIẾT VỀ NHÀ MẠC TRONG ĐỊA CHÍ THÁI BÌNH
TỌA ĐÀM KHOA HỌC: TƯƠNG QUAN TAM GIÁO PHẬT – NHO – ĐẠO THỜI MẠC
Hồ Chí Minh với Lê Hồng Sơn
Ý KIẾN CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ VƯƠNG TRIỀU MẠC