Nếu bạn khoan được một đường hầm xuyên Trái đất và nhảy vào, bỏ qua nhiệt và áp suất thì mất bao lâu để đến mặt bên kia?
Thử giả tưởng một chút nào, nếu như ai đó khoan 1 cái lỗ xuyên qua hành tinh chúng ta, và nhảy vào chiếc hố sâu đó thì sẽ mất bao lâu để họ chạm phía mặt đất bên kia?
Đây được cho là một câu hỏi vật lý vô cùng thú vị và các nhà khoa học đã tiết lộ đáp án – mất khoảng 42 phút 12 giây.
Tuy nhiên, Alexander Klotz thuộc Đại học McGill ở Canada lại đưa ra nghiên cứu chứng minh, khoảng thời gian thật còn thấp hơn thế – chỉ khoảng 38 phút 11 giây mà thôi.
Cụ thể, Alexander Klotz cho rằng, đáp số 42 phút mà nhiều người vẫn thừa nhận và tin bấy lâu nay có xét đến sự tác động biến thiên liên tục của lực hấp dẫn mà bỏ qua lực kéo theo do sự có mặt của không khí lên người đang rơi qua.
Hệ số này nhỏ dần khi tiến đến tâm Trái đất và lớn dần khi người rơi “nổi” ngược chiều lực hấp dẫn ở phía bên kia.
Kết quả trước chấp nhận tốc độ ghi nhận lúc ai đó đi nửa hành trình đầu tiên, tốc độ này đủ lớn để làm người rơi tiếp tục chuyển động ngược chiều lực hấp dẫn ở phía bên kia hành tinh và rồi đi thẳng lên cho tới mặt đất.
Tuy nhiên, Klotz cho rằng, phần tâm hành tinh của chúng ta đặc hơn phần vỏ nên sẽ ảnh hưởng đến người đang rơi qua.
Để tính toán một cách chính xác, Klotz sử dụng số liệu địa chấn để tính toán tỉ trọng khác nhau ở độ sâu khác nhau và sử dụng số liệu đó đưa ra đáp án. Được biết, mật độ vật chất tại bề mặt là khoảng 1 tấn mỗi mét khối và khoảng 13 tấn mỗi mét khối tại vị trí 6.371 km dưới mặt đất.
Nếu trọng lực không đổi, bạn sẽ mất khoảng 19 phút để tới vị trí trung tâm Trái đất. Bạn sẽ di chuyển với vận tốc khoảng 40.344km/h, gấp 32 lần tốc độ âm thanh.
Khi đi qua phần lõi, bạn sẽ bị chậm lại nhưng do quán tính nên vẫn tiếp tục đi lên bờ bên kia. Khi tới đầu bên kia, bạn sẽ quay ngược đầu và sau sẽ đi lại trên đất như bình thường.
Và kết luận cuối cùng là ta sẽ mất 38 phút 11 giây để chạm đến đầu bên kia hành tinh thông qua một chiếc lỗ khoan 7.918 dặm (12.742 km) dài xuyên qua Trái đất.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí The American Journal of Physics.
Nguồn: Businessinsider, Livescience
Tin cùng chuyên mục:
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẠM HOÀNG SAN VỚI ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ
PHÁT HIỆN MỚI TƯ LIỆU BẢN ĐỒ CỔ VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
BIA MẠC
TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI – VỊ QUAN LIÊM KHIẾT, THẲNG THẮN
HOÀNG GIÁP THƯỢNG THƯ BỘ LẠI LAN XUYÊN BÁ PHAN ĐÌNH TÁ
Lộc Hà (Hà Tĩnh) đón nhận bằng di tích quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển
Tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm
VỀ BÀI THƠ NÔM SỐ 79 CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT CUỐN SÁCH CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI VIẾT VỀ NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ CỦA NHÀ MẠC TRÊN VÙNG ĐẤT CAO BẰNG VÀ TRUNG QUỐC
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Vương Triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam
SỬ LIỆU TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM THỜI NHÀ MẠC
Đền An Mạ- điểm du lịch tâm linh trên hồ Ba Bể
ĐÔI ĐIỀU GÓP Ý VIỆC VIẾT VỀ NHÀ MẠC TRONG ĐỊA CHÍ THÁI BÌNH
TỌA ĐÀM KHOA HỌC: TƯƠNG QUAN TAM GIÁO PHẬT – NHO – ĐẠO THỜI MẠC
Hồ Chí Minh với Lê Hồng Sơn
Ý KIẾN CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ VƯƠNG TRIỀU MẠC