Vải thiều Việt Nam đang được bán tại các siêu thị Nhật Bản với giá 500.000 đồng/kg. Đáng chú ý, chỉ sau vài giờ xuất hiện trên quầy kệ siêu thị, loại quả đặc sản này đã hết sạch.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho hay, đơn vị này đã và đang phối hợp với một số đầu mối nhập khẩu của Việt Nam như AEON, VIENT Corporation, Yufruit, Sunrise Farm,… và đầu mối xuất khẩu như Công ty Red Dragon, Chánh Thu, Ameii,… để xúc tiến xuất khẩu các lô hàng vải thiều sang Nhật Bản trong vụ mùa 2020.
Đến nay, các lô vải được xuất sang Nhật Bản đã được đóng hộp nhỏ 200 gram và bày bán tại siêu thị với giá khuyến mãi là 489 yen (giá gốc là 537 yen) – tương đương hơn 100.000 đồng. Tính ra, vải thiều Việt Nam bán tại Nhật Bản có giá khoảng 500.000 đồng/kg.
rao đổi về việc xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, phía các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều tươi của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vừa thông báo, trong ngày mở bán đầu tiên tại các hệ thống siêu thị của Nhật Bản (21/6), lô vải thiều tươi 2 tấn của Việt Nam đi bằng được hàng không đã bán hết sạch chỉ trong vòng vài tiếng.
Đáng chú ý, phía doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá rất cao, khen quả vải của Việt Nam đạt chất lượng tốt. Hiện phía các siêu thị và doanh nghiệp chỉ giữ lại một lượng hàng mẫu nhất định để tổ chức sự kiện quảng bá, giới thiệu.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, lô vải thiều 2 tấn đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành thủ tục hải quan tại sân bay Narita (Nhật Bản) vào ngày 20/6 với mẫu mã chất lượng như mong đợi.
Cùng ngày, 2 lô vải thiều xuất khẩu tiếp theo đã xuống tàu khởi hành sang Nhật Bản. Dự kiến sẽ cập cảng sau 7 ngày (mỗi lô khoảng 3 tấn).
Giá bán sỉ vải thiều tươi bình quân 8-12 USD/kg và phản ứng của khách hàng rất tốt.
Đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, ngày 20/6, doanh nghiệp đã đến thu mua thêm khoảng 12 tấn vải tươi để xuất sang Nhật Bản bằng đường biển. Dự kiến, khoảng 200 tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang thị trường cao cấp này trong niên vụ năm nay.
Tin cùng chuyên mục:
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẠM HOÀNG SAN VỚI ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ
PHÁT HIỆN MỚI TƯ LIỆU BẢN ĐỒ CỔ VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
BIA MẠC
TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI – VỊ QUAN LIÊM KHIẾT, THẲNG THẮN
HOÀNG GIÁP THƯỢNG THƯ BỘ LẠI LAN XUYÊN BÁ PHAN ĐÌNH TÁ
Lộc Hà (Hà Tĩnh) đón nhận bằng di tích quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển
Tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm
VỀ BÀI THƠ NÔM SỐ 79 CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT CUỐN SÁCH CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI VIẾT VỀ NHÀ MẠC VÀ HẬU DUỆ CỦA NHÀ MẠC TRÊN VÙNG ĐẤT CAO BẰNG VÀ TRUNG QUỐC
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Vương Triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam
SỬ LIỆU TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM THỜI NHÀ MẠC
Đền An Mạ- điểm du lịch tâm linh trên hồ Ba Bể
ĐÔI ĐIỀU GÓP Ý VIỆC VIẾT VỀ NHÀ MẠC TRONG ĐỊA CHÍ THÁI BÌNH
TỌA ĐÀM KHOA HỌC: TƯƠNG QUAN TAM GIÁO PHẬT – NHO – ĐẠO THỜI MẠC
Hồ Chí Minh với Lê Hồng Sơn
Ý KIẾN CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ VƯƠNG TRIỀU MẠC